Rơ le điều chỉnh thời gian khí nén

Hệ thống khí nén được ứng dụng rất rộng rãi trong sản xuất, công nghiệp và cả tự động hóa. Vậy nên các thành phần như xy lanh khí nén, van khí nén, … được sử rộng rãi và đa dạng. Hơn thế nữa, do nhu cầu sử dụng tăng cao nên các mạch khí nén cũng được ứng dụng nhiều trong đó có các mạch rơ le điều chỉnh thời gian khí nén. Rơ le điều chỉnh thời gian khí nén có chức năng điều chỉnh thời gian tác động của van trong hệ thống khí nén.

1. Rơ le thời gian đóng chậm

Rơ le điều chỉnh thời gian khí nén

Cấu tạo của rơ le điều chỉnh thời gian khí nén đóng chậm gồm: Van tiết lưu một chiều, bình chứa, van đảo chiều.

+ Van tiết lưu một chiều:  Tiết lưu khí nén nhằm điều chỉnh được thời gian tác động vào van đảo chiều.

+ Bình chứ: Làm chậm thời gian tác dụng của khí nén, khí nén đi từ van tiết lưu sẽ được điền đầy vào bình chứa trước khi đi          đến và tác động vào van đảo chiều.

+ Van đảo chiều: liên kết với cơ cấu chấp hành để cấp đường khí nén.

Nguyên lý hoạt động:

Khi khí nén đi qua van tiết lưu một chiều thì bị van tiết lưu làm lưu lượng khí nén bị giảm. Khí nén sẽ tiếp tục đi vào bình chứa khí, tại đây khí nén được điền đầy vào thể tích của bình chứa sau đó mới có thể tác động vào van đảo chiều. Thời gian từ khi khí nén đi từ van tiết lưu một chiều đến khi tác động vào van đảo chiều được gọi là t, khoảng thời gian này được gọi là thời gian tác động chậm của rơ le.

Muốn tăng hay giảm thời gian t thì ta có thể điều chỉnh van tiết lưu một chiều, muốn tăng thời gian t thì điều chỉnh van tiết lưu nhỏ lại và ngược lại nếu muốn giảm.

2. Rơ le thời gian ngắt chậm

Cấu tạo của rơ le điều chỉnh thời gian khí nén ngắt chậm gồm: Van tiết lưu một chiều, bình chứa, van đảo chiều.

+ Van tiết lưu một chiều:  Tiết lưu khí nén nhằm điều chỉnh được thời gian khí nén ngừng tác động.

+ Bình chứ: Làm chậm thời gian tác dụng của khí nén, khí nén đi từ van tiết lưu sẽ được điền đầy vào bình chứa trước khi đi          đến và tác động vào các van.

+ Van đảo chiều: liên kết với cơ cấu chấp hành để cấp đường khí nén.

Nguyên lý hoạt động:

Khí nén khi đi vào van tiết lưu một chiều trong trường hợp này sẽ không bị tiết lưu và đi thẳng tới bình khí và vào van nên gần như nó tác động tức thời vào van luôn.

Nhưng khi ngừng tác động, khí nén được xả ra ở van một chiều sẽ bị chậm lại do van tiết lưu đang tiết lưu khí nén ở cả trong bình chứa. Cho nên van sẽ ngắt chậm lại một khoảng thời gian để khí nén trong bình chứa đi được hết ra ngoài. Thời gian này được gọi là thời gian đóng chậm của rơ le.

Một số bài viết liên quan:

KT Kikai tự hào là cửa hàng phân phối chính hãng Thiết bị khí nén nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc nội địa của các hãng như SMC, AIRTAC, STNC, FESTO, TKC, TPC, MINDMAN, CKD, KOGANEI, BLCH, YOLON với chất lượng tốt nhất và giá thành thấp nhất thị trường, với mẫu mã đa dạng đầy đủ các mẫu mã và sự tư vấn nhiệt tình.

Để được tư vấn hoặc liên hệ báo giá, làm đại lý, quý khách hãy liên hệ  09765 83 886 hoặc gửi email đến info@thaolapnhanh.vn.

KT KIKAi – Thế giới thiết bị – phụ tùng – máy công nghiệp chính hãng.

Website : www.thaolapnhanh.vn hoặc www.ktkikai.com

Địa chỉ    :Số 9/169 Phố Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng , Hà Nội

                Tầng 3, 37 Hàng Thiếc, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bài viết liên quan
preloader